Tên tác giả:
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i2.1007
Nguyễn Phương Khánh
phuongkhanh2803@gmail.com
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Việt Nam
Phan Lê Ngọc Thư
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Việt Nam
Corresponding Author(s) : Nguyễn Phương Khánh
phuongkhanh2803@gmail.com
Tên bài báo:
KIỂU TIỂU THUYẾT BỢM NGHỊCH (PICARESQUE NOVEL) TRONG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA AUGIE MARCH (SAUL BELLOW)
Tên tạp chí:
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, T. 11 S. 2 (2021)
Tiểu thuyết bợm nghịch là một trong những mô thức tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất của văn học Châu Âu như một sự khiêu khích với thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ lãng mạn thuần túy. Cuộc phiêu lưu của Augie March là ví dụ tiêu biểu cho sự trở lại của kiểu tiểu thuyết này trong thế kỷ XX. Cuốn sách kể câu chuyện về hành trình rong ruổi khắp nơi, thường là không mục đích, của một chàng trai trẻ tên Augie, lớn lên trong những thập kỷ trước và trong thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930 ở Mỹ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học và xã hội học, bài viết tập trung làm rõ các đặc điểm của tiểu thuyết bợm nghịch trong Cuộc phiêu lưu của Augie March, biểu hiện ở cốt truyện hành trình, khắc hoạ một thế giới hỗn loạn, nơi mà chàng pícaro Augie March trở thành một cá thể đơn độc, một gã “phản anh hùng” luôn đi tìm lý do cho sự tồn tại của mình trên cuộc đời, lối kể tự truyện ngôi thứ nhất và tính chất giễu nhại châm biếm. Có thể nói, Cuộc phiêu lưu của Augie March là sự tái sinh của thể loại tiểu thuyết bợm nghịch theo cách riêng của Saul Bellow để truyền tải các vấn đề đương đại. Qua đó người đọc nhận ra phản anh hùng hiện đại không giống với nhân vật anh hùng trong truyện lãng mạn, vì thế giới của anh ta hỗn loạn và anh ta phải đấu tranh đơn thuần để chỉ tồn tại. Trong một thế giới bỏ qua các quy tắc hiệp sĩ, quy tắc khả thi duy nhất là mỗi người phải vì chính mình.