Tên tác giả:
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i2.1003
Mai Thị Thanh Thủy
maithithanhthuy@dhsphue.edu.vn
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam
Corresponding Author(s) : Mai Thị Thanh Thủy
maithithanhthuy@dhsphue.edu.vnvn
Tên bài báo:
SOCIAL - EMOTIONAL COMPETENCE OF STUDENTS WITH HEARING LOSS IN HUE CITY
Tên tạp chí:
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, T. 11 S. 2 (2021)
Do những hạn chế khuyết tật mang lại, trẻ khiếm thính có nguy cơ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các năng lực cảm xúc - xã hội so với các bạn cùng trang lứa. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về năng lực cảm xúc - xã hội của trẻ khiếm thính. Bài báo này nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo DASSE - mini và sử dụng thang đo để đánh giá năng lực cảm xúc - xã hội của trẻ khiếm thính. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS.20 để đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo DASSE - mini. Một nghiên cứu cắt ngang về đánh giá năng lực cảm xúc - xã hội bằng thang điểm DASSE - mini được thực hiện trên 50 học sinh khiếm thính từ 6-12 tuổi với các mức độ khiếm thính khác nhau. Các kết quả đánh giá tính hợp lệ của của các dự báo cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và có ý nghĩa dự báo tốt, phù hợp.: Cronbach's Alpha = 0,928, KMO = 0,869 (> 0,05), sig. = 0,000 (sig Bartlett's Test <0,05). Điểm trung bình DASSE - mini của 50 học sinh khiếm thính: M = 16,67. Có 56% học sinh có điểm năng lực cảm xúc xã hội trong "Điểm tiêu biểu" và 44% học sinh có điểm năng lực cảm xúc xã hội trong "Cần hướng dẫn". Không có sự khác biệt đáng kể giữa học sinh nam và học sinh nữ trong kết quả nghiên cứu (t(50) = 0.377, p > 0.05), có mối tương quan nghịch giữa mức độ khiếm thính và năng lực cảm xúc - xã hội (r = -549, sig < 0.005).
----------
Share your research, Maximize your impacts