Triết gia Epicurus

Triết gia Epicurus

EPICURUS (341 - 270 tCN) triết gia Hy Lạp, sinh tại đảo Sámos, được cha ông - một giáo viên trung học – và nhiều nhà triết học khác trực tiếp dạy học. Lên 18 tuổi, ông đi Athens để thi hành quân địch. Sau đó ông theo gia đình sang Colophon, nơi ông bắt đầu theo học triết lý với Nausiphanes, môn sinh của Democritus. Vào khoảng năm 311 tCN, Epicurus sáng lập một trường phái triết học (gọi là trường phái khoái lạc) ở Mylilini, trong quần đảo Lésvos. Hai hoặc ba năm sau, ông trở thành người đứng đầu một trường phái ở Lampsacus (nay là Lapseki thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Trở lại Athens năm 306 tCN với rất nhiều môn đệ từ Lampsacus, Epieurus tậu một hoa viên làm nơi tập trung trường phái của ông. Do đó, trường phái của ông thường được gọi là trường phái của những triết gia hoa viên''. Những người hưởng ứng khuynh hướng của trường phái khoái cảm ngày càng gia tăng; tất cả tập hợp thành một cộng đồng duy nhất như những bạn bè thân tín nhằm mục đích mưu tìm sự yên ổn và im lặng hơn là những cuộc tranh luận biện chứng lý thuyết suông.

“Sống ẩn dật!'' là châm ngôn của cộng đồng ấy, và tất cả mọi người đều sống trong tình thân hữu đầy ngưỡng vọng đối với bậc thầy của họ, người tiêu biểu cho sự tự chủ và quân bình.

Ngoài ra, sống một đời sống tiết thực và hoàn toàn dửng dưng với của cải trần thế này còn là những đặc tính của trường phái khoái cảm. Epicurus lập luận, (a) Vũ trụ bao gồm vật chất và chân không. Luận điểm căn bản này tạo ra một vực thẳm giữa trường phái khoái cảm của Epicurus và thuyết Plato, Cơ Đốc giáo, thuyết Descartes, hay bất kỳ thuyết nhị nguyên vật chất - tinh thân nào. (b) Vật chất bao gồm những phần tử bất khả hủy diệt vả bất khả phân chia (nguyên tử) có nhiều hình dạng và kích thước mà, từng chùm, tạo nên mọi sự vật hiện hữu. (c) Các nguyên tử và chuyển động của chúng là sự kiện nền tảng đơn nhất về phương cách các sự vật hiện hữu, nhưng mỗi nguyên tử dễ đổi hướng bất ngờ gây nên những chuyển động ngẫu nhiên toàn bộ. (d) Không nguyên tử nào được dựa vào hiện hữu hay bị loại khỏi hiện hữu bằng thần linh hay bất kỳ sức mạnh nào. (e) Vũ trụ là vĩnh cửu và mở rộng ra vô tận. f) Tất cả khối kết tụ của nguyên tử đều ngẫu nhiên và hữu hạn về thời gian. g) Do đó, từ (e) và (f), có nhiều thế giới hơn thế giới này và thế giới này cuối cùng sẽ phân tán. (h) Cuộc sống là một phức hợp của những nguyên tử đặc biệt tốt tạo nên cả thân xác lẫn tinh thần trong một thực thể tự nhiên riêng lẻ mà cái chết của nó là sự phân tán không thể tránh khỏi của con người. (i) Các thần linh thụ động và xa xôi, may phúc và trường tồn, nhưng chúng ta ''không có gì để hy vọng và sợ hãi'' từ thần linh. j) Trong một vũ trụ như thế con người được thoát khỏi nỗi sợ hãi mê tín: cái chết thực sự chẳng là gì đối với hắn. (k) Cuộc sống tốt đẹp được bảo đảm bằng lòng tốt và tình bạn với những người xung quanh anh, và bằng sự điều độ trong ăn uống sao cho, mặc dù không có gì bị cấm đoán, kẻ nào ít có nhu cầu nhất sẽ nắm chắc trong tay hạnh phúc.

Tiến trình lôgic của những luận điểm từ (a) đến (k) không chỉ được những người theo trường phái khoái cảm khẳng định như tín điều nâng cao cuộc sống. Đi cùng tín điều đó là triết học ngôn ngữ và tri thức luận khẳng định bản chất trung thực của tri giác và nó được tán dương bằng những luận chứng cụ thể. Ví dụ. (e) được ủng hộ bởi thủ nghiệm “luận chứng cây lao'': hãy đi tới nơi bạn cho là giới hạn của không gian và ném cây lao theo một đường thẳng hình học. Nếu nó không đụng cái gì, không gian vẫn tiếp tục. Nếu nó đụng cái gì đó, không gian (bị chiếm) tiếp tục. Do đó vũ trụ không, hữu hạn ở bất kỳ hướng nào. Tương tự. (h) được ủng hộ bằng một loạt chứng cứ khả tín và vẫn khả dụng về sự đồng nhất hồn - xác và cái chết cho cả hai. 

Trường phái khoái lạc bị Cơ Đốc giáo nguyền rủa, vì nó phủ nhận một Thượng Đế phù hộ, che chở. Khẳng định giá trị của cuộc sống và những giá trị của thế giới này, phủ nhận sự bất tử, và biện giải cho một vũ trụ hoàn toàn trái ngược với vũ trụ của Cơ Đốc giáo. Vũ trụ luận đóđược làm sống lại trong thế kỷ 17 để trở thành nền tảng của khoa học hiện đại. Epicurus viết rất nhiều. Theo sử gia và nhà viết tiểu sử Diogenes Laörtius thế kỷ thứ III, Epieurus để lại 300 bản thảo, trong đó có 37 tiểu luận về vật lý học, nhiều tác phẩm viết về tình yêu, thần thánh và các chủ đề khác. 

Trong số trước tác của ông, chỉ có ba bức thư và một số đoạn văn ngắn còn tồn tại. Những nguồn tài liệu bổ sung quan trọng về học thuyết của Epicurus là những tác phẩm của các tác gia La Mã Cicero, Seneca, Plutarch, và Lucretius mà bài thơ dài của ông De Rerum Natura (Về Bản chất của Vạn vật) mô tả triết học Epicurus.

----------
Share your research, Maximize your impacts
---***---

Xem thêm các bài viết vừa cập nhật trên eLIBRARY.vn


XEM TỬ VI CÙNG CHUYÊN GIA
Tử Vi trọn đời, Tiền tài - Sự nghiệp, Tình duyên - Hôn nhân, Tử tức, Vận hạn
Đặt lịch xem Tử Vi miễn phí tại >> tuvi.school/p/tu-vi.html
Hoặc liên hệ qua zalo: 0389.235.889 (Mrs. Phượng)

#buttons=(Bỏ qua !) #days=(20)

Hội thảo Khoa học QT xuất bản kỷ yếu ISBN, tham dự từ xa cập nhật tháng 10 và tháng 11 cho NCS và giảng viên XEM CHI TIẾT
Accept !
To Top