Triết gia Pythagoras
PYTHAGORAS (582? - 500? tCN), triết gia và nhà toán học Hy Lạp, những học thuyết của ông ảnh hưởng mạnh mẽ đến Plato. Sinh tại đảo Sámos, Pythagoras được tiếp thu triết học của các triết gia trường phái Miletus như Thales, Anaximander, Anaximenes. Pythagoras bị đuổi khỏi đảo Sámos vĩ thái độ căm phẫn của ông trước chế độ bạo ngược của Polycrates.
Vào khoảng năm 530 tCN, Pythagoras định cư tại Crotona, một thuộc địa Hy Lạp ở miền Nam Ý, tại đây ông xây dựng một cộng đồng với những khuynh hướng tôn giáo, chính trị, triết học, thường gọi là trường phái Pythagoras. Triết học của Pythagoras chỉ được đời sau biết tới thông qua trước tác của các đồ đệ.
NHỮNG HỌC THUYẾT NỀN TẢNG
Những người theo trường phái Pythagoras tham dự vào một số nghi thức thần bí, mà trên nhiều phương diện với những nghi thức thần bí của cộng đồng Olphic [1]. phục tùng và im lặng, ăn uống kiêng khem, giản dị trong ăn mặc và sở hữu, và thói quen thường xuyên tự vấn được yêu cầu tuân thủ. Những người theo trường phái Pythagoras tin vào sự bất tử và sự đầu thai của linh hồn. Người ta cho rằng, chính Pythagoras từng tuyên bố mình là Euphosbus, một chiến binh trong cuộc chiến tranh thành Troa, vã rằng, ông đã được phép mang vào cuộc sống trần tục của mình ký ức về tất cả những kiếp trước của ông.
LÝ THUYẾT VỀ NHỮNG CON SỐ
Trong số những nghiên cứu toán học rộng lớn của trường phái Pythagoras có lý thuyết về số lẻ và số chẵn, lý thuyết về số nguyên tố và số bình phương. Từ quan niệm số học này, họ đã mở rộng khái niệm về con số, mà đối với họ nó trở thành nguyên lý tối hậu của mọi sự cân xứng, trật tự và hài hòa trong hoàn vũ. Thông qua những nghiên cứu như thế, họ thiết lập nền tảng khoa học cho toán học. Trong hình học, khám phá vĩ đại của trường phái này là định lý cạnh huyền, hay còn gọi là định lý Pythagoras. Định lý đó nêu rằng: bình phương cạnh huyền của một tam giác vuông bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
THIÊN VĂN HỌC
Thiên văn học của trường phái Pythagoras đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy khoa học thời cổ dại, vì họ là