Hội thảo khoa học quốc tế “Triết lý giáo dục Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại”
Tư tưởng của Michel Foucault về giáo dục
HVCH. Bùi Quang Hưng
TS. Mai K Đa, Giảng viên,
Trường Đại học Khoa học XH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Michel Foucault - nhà triết học có ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX -đã để lại những ý tưởng quan trọng về vấn đề giáo dục, vai trò của hệ thống giáo dục và sự phát triển của con người hiện đại. Xuất phát từ quan niệm về quyền lực, kết hợp với phương pháp luận khảo cổ luận và phả hệ luận, Foucault đã luận giải về sự thực thi quyền lực kỷ luật trong môi trường giáo dục thông qua việc áp dụng các kỹ thuật đặc thù như phương pháp giám sát toàn cảnh, kiểm tra, giám sát theo thứ bậc hay cơ chế phần thưởng-hình phạt. Trên cơ sở đó, ông đưa ra một số tư tưởng về mục tiêu giáo dục tập trung vào việc tích cực học tập để tích luỹ kiến thức nhằm đạt được quyền lực, khuyến khích sự tò mò, tư duy phản biện của người học; muốn như vậy thì phương pháp giáo dục phải đặc biệt hạn chế lối truyền thụ độc thoại và mối quan hệ thầy – trò phải là mối quan hệ hai chiều, tránh xa ảnh hưởng của sự thống trị. Những tư trưởng của Michel Foucault về giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cơ sở khoa học cho những giải pháp mới trong quá trình cải cách giáo dục ở các quốc gia phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Từ khoá: quyền lực – tri thức, giáo dục, hậu hiện đại, quyền lực kỷ luật, diễn ngôn
Tư tưởng của Michel Foucault về giáo dục
HVCH. Bùi Quang Hưng
TS. Mai K Đa, Giảng viên,
Trường Đại học Khoa học XH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Michel Foucault - nhà triết học có ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX -đã để lại những ý tưởng quan trọng về vấn đề giáo dục, vai trò của hệ thống giáo dục và sự phát triển của con người hiện đại. Xuất phát từ quan niệm về quyền lực, kết hợp với phương pháp luận khảo cổ luận và phả hệ luận, Foucault đã luận giải về sự thực thi quyền lực kỷ luật trong môi trường giáo dục thông qua việc áp dụng các kỹ thuật đặc thù như phương pháp giám sát toàn cảnh, kiểm tra, giám sát theo thứ bậc hay cơ chế phần thưởng-hình phạt. Trên cơ sở đó, ông đưa ra một số tư tưởng về mục tiêu giáo dục tập trung vào việc tích cực học tập để tích luỹ kiến thức nhằm đạt được quyền lực, khuyến khích sự tò mò, tư duy phản biện của người học; muốn như vậy thì phương pháp giáo dục phải đặc biệt hạn chế lối truyền thụ độc thoại và mối quan hệ thầy – trò phải là mối quan hệ hai chiều, tránh xa ảnh hưởng của sự thống trị. Những tư trưởng của Michel Foucault về giáo dục có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là cơ sở khoa học cho những giải pháp mới trong quá trình cải cách giáo dục ở các quốc gia phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Từ khoá: quyền lực – tri thức, giáo dục, hậu hiện đại, quyền lực kỷ luật, diễn ngôn
----------
Share your research, Maximize your impacts